Với mục đích nhằm giảm khối lượng, tăng độ bền, và tăng thời gian bảo quản của vật liệu người ta sử dụng phương áp sấy thông qua các hệ thống sấy.
Quá trình sấy bản chất là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu cần sấy để thải ra ngoài môi trường. Ẩm có mặt trong vật liệu nhận được năng lượng theo một phương thức nào đó tách ra khỏi vật liệu cần sấy và dịch chuyển từ trong lòng vật thể ra bề mặt, từ bề mặt vật vào môi trường xung quanh.
Việc dịch chuyển ẩm phụ thuộc vào độ chênh phân áp suất của hơi nước ở các vùng khác nhau. Ẩm sẽ dịch chuyển từ khu vực có phân áp suất cao đến khu vực có phân áp suất thấp.
Do vậy để âm di chuyển được từ vật liệu cần tách ẩm ra môi trường thì cần phải:
Dựa vào các phương áp để tách ẩm ra khỏi vật liệu sấy trên, người ra chia ra làm hai phương áp sấy: phương áp sấy nóng được áp dụng tại các dòng máy sấy lạp xưởng, máy sấy nông sản và các dòng máy sấy thực phẩm khác và phương pháp sấy lạnh.
Để việc tách ẩm được duy trì thì cần một môi chất mang ẩm thoát khỏi bề mặt vật liệu cần sấy thải vào môi trường. Nhiệm vụ chính của môi chất là nhận ẩm từ bề mặt vật liệu cần sấy để thải vào môi trường được gọi chung là tác nhân sấy.
Tác nhân sấy ở đây có thể là không khí, khói lò, hoặc chất lỏng như dầu mỏ, macarin… trong đó không khí và khói lò là hai tác nhân phổ biến nhất. Trong các thiết bị sấy đối lưu tác nhân sấy còn làm thêm nhiệm vụ đốt nóng vật. Trạng thái của tác nhân sấy cũng như nhiệt độ và tốc độ của chúng đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình sấy.